Latest Posts

Theo dõi Mây:

0853.225.711

Top
Image Alt

Mây Adventure

lựa chọn đôi giày trekking phù hợp chuyến đi sẽ giúp bạn thoải mái khi đi núi rừng. Nên nên hiểu và thử một đôi giày vừa chân, phù hợp địa hình bạn tới.

LỰA CHỌN GIÀY TREKKING ĐI RỪNG NÚI

Đối với đi núi rừng đôi giày giống như người đồng hành với bạn trong chuyến đi. Việc leo núi hay bằng rừng vui hay buồn do người bạn đó mang lại. Nên lựa chọn đôi giày phù hợp chân và phù hợp địa hình rất quan trọng nếu không muốn gặp vấn đề trong hành trình. 

Hiện tại có vô số loại giày từ chống nước, siêu nhẹ, chạy địa hình, … thiết kế đế tới chất liệu làm giày. Dù tốt cỡ nào mà không vừa vặn đôi chân thì nó biến thành nổi đau khổ của bạn. Trong bài viết này giúp bạn chọn đôi giày trekking tốt (trường hợp lội suối sẽ không phù hợp).

Các loại giày trekking

  • Giày đi bộ trong ngày: loại cổ thấp với lớp đế giữa mềm. Nếu bạn đi tour hoặc mang balo nhẹ (dưới 7 kg) có thể chọn loại giày chạy trail.
  • Giày đi bộ vài ngày: có cổ vừa tới cổ cao cho dự định đi bộ trong ngày hoặc dài ngày hơn khi tải trọng vừa (7-15kg). Nó dễ uống cong và thời gian bạn nghỉ ngơi ngắn, nhưng hỗ trợ đôi chân bạn chưa tốt và độ bền cho chuyến đi dài không cao.
  • Giày đi bộ dài ngày: thiết kế khi bạn mang vác nặng (trên 15kg) và chuyến đi dài ngày. Giúp bảo vệ mắt cá chân, độ bền cao, hỗ trợ chân tốt và phần đế giữa cứng hơn giúp di chuyển trên đường mòn nhiều hơn.

Ở phần này mình giải thích một tí, đa phần các đường mòn nước ngoài có thể đi kéo dài từ 1 tuần tới vài tháng nên họ sẽ chia thành 3 loại giày phù hợp 1-2 ngày, dưới 1 tuần và từ 1 tuần trở lên. Địa hình họ không phá phức tạp đa dạng như địa hình rừng nhiệt đới Việt Nam.

Nên khuyên chọn giày đi bộ trong ngày hoặc giày chạy trail là phù hợp. Nhưng bài này giới thiệu tổng quát về giày trekking (nước ngoài họ chỉ đề cập giày hiking nhưng Việt Nam sử dụng từ trekking nhiều hơn).

Phần thân giày trekking

Chất liệu ảnh hưởng tới trọng lượng, độ thoáng khí, độ bền và khả năng chống nước (phần dưới cùng mình sẽ giải thích về “chống nước”).

+Toàn bộ da nguyên hạt: có độ bền cao, chống mài mòn tốt và chống nước tốt. Phù hợp địa hình đá, gồ ghề, cho chuyến di dài ngày và tải nặng.

Nhược điểm: nặng, thoáng khí không tốt nên cần thời gian nghỉ ngơi lâu cho đôi chân thoải mái trở lại.

+Một phần da nguyên hạt: kết hợp giữa da và vật liệu vải ni lông giảm trọng lượng đồng thời thoáng khí. Phần bên trong vải ni lông sẽ êm hơn.

Nhược điểm: dù chi phí thấp hơn nhưng khả năng chống mài mòn và chống nước sẽ kém (dù có lớp chống nước).

+Da nubuck (giống da nguyên hạt nhưng mài giống da lộn): Nên tính chất giống da nguyên hạt có độ bền cao, chống mài mòn và chống thấm nước tốt.

+Da tổng hợp: polyester, nylon cho nhẹ hơn, khô nhanh hơn và giá thành thấp. Nên sẽ dễ rách và dễ mòn hơn.

+Lớp chống nước (waterproof): phần thân giày có lớp màng chống thấm/thoáng khí (như Gore-Tex®) giữ bàn chân khô ráo trong điều kiện ẩm ướt. Khả năng thoáng khí giày giảm so với giày không chống nước.

+Cách nhiệt: dòng này để đi tuyết và sông băng.

Phần đệm giữa đế giày

Có lớp đệm giữa đế giày giúp giảm chấn và quyết định độ cứng của giày.

Bạn nghĩ đôi giày cứng sẽ làm chân bạn không thoải mái nhưng chuyến di dài trên địa hình nhiều đá, không bằng phẳng sẽ giúp đỡ bị mỏi chân khi leo đá khoảng giẫm lên rễ cây. Vật liệu thường EVA (ethylene vinyl acetate) và polyurethane.

  • EVA sẽ êm hơn, nhẹ hơn và rẻ. Lớp để giữa có mật độ EVA khác nhau giúp hỗ trợ khu vực chân cần thiết như xung quanh phần trước bàn chân.
  • PU: cứng hơn và bền nên có các giày đi bộ dài ngày hơn và leo đỉnh núi.

Phần hỗ trợ giữa đế giày

Thanh đệm dày 3-5mm nằm giữa đế ngoài và đế lóp để tăng độ cứng chịu lực cho đế giữa. Chúng có chiều dài khác nhau có thể dài bằng đế lóp hoặc chỉ 1 nửa.

Miếng đệm: giống như thanh đệm có thể nằm giữa 2 lớp hoặc dưới thân giày. Bảo vệ lòng bàn chân khỏi rễ cây hoặc đá khi bước lên.

Phần đế giày

Đế dưới cùng được làm từ cao su, có khi thêm carbon để tăng độ cứng cho giày đi bộ dài ngày. Nếu tăng độ cứng độ bền tăng lên nhưng bù lại giảm độ bám nếu bước sai hướng của gai đế.

Gai đế: tạo lực kéo và va đập cho đế. Nên các gai sâu sẽ cải thiện độ bám, các gai có khoảng cách rộng giúp tạo lực kéo tốt hơn và dễ rớt đất bị bám vào hơn.

Phanh ở gót: Nó thiết kế gai khác với phần đế ở lòng và mũi chân để xuống dốc giảm trượt. Nên xuống dốc sẽ đặt gót chân trước.

Mũi đế tương thích với đế đinh

Loại giày có thể gắn thêm đế đinh để leo núi tuyết

 

Lựa Giày trekking phù hợp chân

Giày phải vừa vặn toàn bộ chân, không chật chỗ nào và ngón chân có thể cựa quậy. Và nên thử giày vào cuối ngày khi chân nở nhiều nhất.

 Lưu ý:

chiều dài chân, độ rộng của chân và phần mu bàn chân. Ngón chân nên cách mũi giày 1-1.5 cm để khi xuống dốc không bị chạm vào. Mũi giày rộng thoải mái để các ngón chân không bị ép dễ dây phồng rộp.

Mu bàn chân thoải mái không bị ép chặt cũng gây phồng rộp. Và cũng khôn

g nên mang quá rộng.

Nhớ đừng mang giày trekking cùng size với giày hoạt động bình thường (giày đi làm hoặc du lịch) nên rộng hơn 1 – 1.5 cm. Đồng thời tùy theo thiết kế của giày nữa. Người Việt Nam có bàn chân bè ở các ngón chân n

ên lựa đôi giày mũi giày rộng.

Hãy thử giày vào cuối ngày:

khi đó chân nở nhiều nhất sẽ tránh tình trạng giày khi đi bị sẽ ôm lại.

Mang đôi với phù hợp và quen thuộc sẽ giúp đánh giá sự vừa vặn và cảm giác với đôi giày mới. Hãy đảm bảo đôi vớ có độ dày và chất liệu phù hợp khi đi trekking (vớ chất liệu tổng hợp, mau khô,  thoáng khí, dày, … )

Khi mang thử dành chút thời gian đi lại, lên xuống, đứng chúi mũi giày xuống rồi đứng gót để mũi giày hướng lên. Không cảm giác bị chặt quá và rộng quá. Nhớ siết dây giày chặt lại nếu thấy rộng quá cũng không được.

Hoặc thử thay đổi một số cách thắt dây giày nếu đôi giày bạn ưng nhất nhưng vẫn thấy khó chịu vài chỗ như mu bàn chân, mũi chân hay cổ chân. Xem bài viết cách thắt dây giày để giày ôm chân bạn vừa vặn hơn.

Hoặc lựa chọn miếng lót chân để giúp chân bạn được vừa vặn hơn, như ôm lòng bàn chân quá hoặc rộng lòng bàn chân, chân hơi bị hầm không thoát, độ bám chân, … Nên thay đổi một miếng lót chân cảm giác lòng bàn chân thoải mái hơn.

Đồng thời hãy mang giày mới đi trước 1 -2 ngày trước chuyến đi với đôi giày mới. Nhiều bạn mua về và đi luôn cho chuyến đi khi đó đôi chân chưa quen và giày chưa ôm chân bạn. Đồng thời để kiểm tra đôi giày có phù hợp chân tránh trong chuyến đi xảy ra vấn đề với các ngón chân hoặc phồng rộp

Liên hệ  Mây Adventure để tư vấn giày trekking.

Thông tin tour: Các tour trekking nhà Mây 
Page:       Mây Adventure 
Mail:
Hotline:   (+84) 853.225.711