Latest Posts
Top
a

Mây Adventure

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Mauris lobortis, nonimper diet est. Praesent vulputate at enim sit amet mattis.

Nguyên Nhân và Phòng Tránh Phồng Rộp Chân Khi TREKKING

Theo kinh nghiệm của bản thân và thấy từ nhiều người bạn đi chung, chấn thương ở bản thân như đau ngón chân hay phồng rộp chân khi trekking có tỷ lệ cao nhất.

Bài viết này sẽ phân tích rõ nguyên nhân và phòng tránh vấn đề này. Nên chia thành 3 phần

+ Nguyên nhân: áp lực lên bàn chân, nhiệt độ và độ ẩm cũng là thủ phạm.

+ Ngăn ngừa tạo vết phồng rộp: mang đôi giày vừa, thêm lớp tất mỏng bên trong lớp vớ dày và để ý điểm ma sát ở bàn chân, bảo vệ vị trí đó bằng loại băng dán chuyên dụng tránh tạo vết rộp.

+ Xử lý vết phồng rộp: tránh vết thương đó bị rách hay xì nước ra, bảo vệ với lớp băng có đệm bông gòn hay gạt,… và nếu rách ra thì băng kỹ không sẽ cực kỳ đau khó chịu.

Note: hãy tìm hiểu kĩ về sơ cấp cứu là điều quan trọng nhất.

NGUYÊN NHÂN GÂY PHỒNG RỘP CHÂN KHI TREKKING

Các vết phồng có thể do phỏng, dị ứng, do da hay côn trùng cắn, nhưng thủ phạm chính là do ma sát.

Khi ma sát mạng tại 1 điểm thời gian dài gây tổn hại tế bào, huyết thanh sinh ra để bảo vệ và chữa lành vết thương nên tạo ra vết phồng có nước. Khi máu có trông vết thương này nghĩa là các mao mạch bị tổn thương.

 

Một số yếu tố hình thành vết rộp:

  • Áp lực lên chân: do giày chật thường áp lực lên mu hay các ngón chân, hoặc do tất bị nhăn cộm lên.
  • Ma sát trực tiếp: giữa giày và da không cố định hay bị di chuyển như gót chân hay đầu ngón chân hoặc lòng bàn chân, làm lớp biểu bì hay da bị tách và huyết thanh tạo ra.
  • Độ ẩm: như mồ hôi hay ướt làm da mềm ra dễ bị tổn thương.

 

PHÒNG NGỪA TẠO VẾT PHỒNG RỘP CHÂN KHI TREKKING

Việc phòng ngừa luôn tốt hơn chữa trị và nhất khi biết nguyên nhân tạo ra vết phồng. Hãy theo dõi và giảm đi việc sinh ra nó.

Để ngăn ngừa hãy thử kiểm tra và thực hiện theo phương thức sau:

+ Việc xỏ dây giày khá quan trọng mà ít người để ý. Ngoài việc mua giày vừa chân việc xỏ dây đúng cũng giảm điểm cấn hoặc điểm lỏng làm trượt.

Nhưng đầu tiên các bạn phải để ý lại đôi giày có vừa không nha. Có bài riêng về lựa chọn giày phù hợp.

+ Mang vớ phù hợp khá quan trọng (vài lần mang nhầm vớ mình rất đau khổ). Lựa chọn vật liệu tổng hợp hay len tốt hơn cotton (dễ giữ ẩm), đôi vớ vừa vặn là hiển nhiên. Vớ lớn sẽ gây nhăn vớ và cấn, nhỏ sẽ dễ trợt và ma sát da.

Nên lựa loại dày, form riêng cho chân trái và phải, dày ở mũi chân và gót.

+ Vớ lót, thêm một lớp vớ mỏng. Mang bên trong lớp vớ dày loại thoáng, thoát ẩm. Cách này khá tốt để êm chân hơn.

+ Giữ vớ khô, sau khi đi qua suối hay đi lâu bị ẩm thay đôi vớ mới.

+ Để ý điểm ma sát, sau thời gian đi sẽ thấy điểm da đó nóng lên hãy cởi giày và vớ cho thoải mái và xem điều chỉnh giày và vớ lại. Nếu da đỏ rát lên thì sử dụng loại băng keo chuyên dán lên để tránh gây rộp

+ Băng keo: loại băng keo dán vết thương, phẫu thuật hay có một số chuyên dụng cho thể thao. Dán lên tránh ma sát da khá tốt mà không bị tróc ra.

+ Băng vết phồng rộp với băng keo hay gel. Loại băng keo dán như lớp da tránh phồng rộp hay lên vết thương

 

XỬ LÝ VẾT PHỒNG RỘP CHÂN KHI TREKKING

Dán 2 lớp keo:

Lớp 1: Cắt miếng băng keo có lỗ rộng như vết rộp để tránh vớ cạ vào vết thương (Nên dùng băng dày)

Lớp 2: Lớp phủ full lên lớp 1

Rửa sạch vết rộp nếu cần nhưng KHÔNG NÊN làm xì dịch của vết rộp, dễ gây nhiễm trùng và mất đi huyết thanh bảo vệ và chữa vết thương.

Nhưng nếu vết rộp quá bự và đau cần làm bể

 nó ra thì làm theo cách sau (cách bài bản chứ mình thật sự chưa bao giờ thực hiện như vậy):

1/ Rửa sạch vết thương với nước muối, xà bông hay i-ốt(nhưng nhớ lau sạch i-ốt)

2/ Vật kim loại nhọn sạch như kim hay đầu dao, khử trùng nó bằng cồn hay lửa

3/ Đâm ở vùng ngoài vết rộp

4/ băng vết rộp giống băng vết thương với thuốc mỡ và gạc

5/ Cắt băng keo chuyên dụng với lỗ vừa vết rộp, tránh vớ cà vào vết rộp, thêm thuốc mỡ. Sau đó dán thêm lớp keo lên phía trên.

Nếu chuyến đi kéo dài 2-3 ngày, vết rộp ít khả năng nhiễm trùng nặng. Trường hợp chuyến đi kéo dài 4-5 ngày trở lên, bạn nên chú ý đừng chủ quan.

PS: phía trên là đúng bài bản.

Còn đơn giản nhất là băng Urgo hoặc băng keo quấn cơ

 

Nguồn: REI + sưu tầm và dịch bởi Mây

Liên hệ  Mây Adventure để tư vấn các vấn đề khi Trekking.

Thông tin tour: Các tour trekking nhà Mây 
Page:       Mây Adventure 
Mail:         [email protected]
Hotline:   (+84) 853.225.711 – (+84) 365.958.968

Đăng Bình Luận