Latest Posts
Top
Image Alt

Mây Adventure

Việc thắt dây giày trekking cũng quan trọng không kém khi lựa chọn đôi giày phù hợp. Nó sẽ giúp bạn thoải mái khi đi bộ đường dài và tránh gặp vấn đề đôi chân của bạn.

Thắt Dây Giày Khi Đi Trekking – Leo Núi

Trong quá trình mình đi khá nhiều bạn sẽ gặp vấn đề cột dây giày không đúng cách, nó làm cho đôi giày của bạn không đạt hiệu quả tối đa. Nên mình đã thu thập một số cách thắt dây giày để mọi người tham khảo. Việc lựa chọn đôi giày phù hợp rất cần thiết, việc cột dây giày chỉ hỗ trợ đôi giày phù hợp chân bạn hơn hoặc giải quyết vấn đề đôi chân bạn có thể gặp phải.

Nhất trong trường hợp xuống dốc việc thắt dây giày trekking không chặt hoặc không phù hợp sẽ làm chân bạn bị trượt trong giày có thể phồng rộp chân hoặc ngón chân sẽ đụng vào mũi giày.  

Trong bài này giới thiệu 3 loại thắt dây giày:

  • Nút ngoại khao (surgeon’s knot): đơn giản, linh hoạt và giữ cho gót chân không trượt.
  • Buộc cửa sổ (window lacing): giúp giảm áp lực lên mu bàn chân.
  • Buộc thoải mái ngón chân (toe-relief lacing): giúp giảm áp lực lên ngón chân khi đi đường mòn.

LƯU Ý: nó chỉ giúp chân bạn thoải mái và bảo vệ chân tốt hơn, việc quan trọng nhất vẫn lựa một đôi giày phù hợp chân bạn.

GIÀY TREKKING

Đôi giày này thường lớp vải khá giày để giúp êm chân với lớp đế dưới cứng để giúp bám đường hoặc đá và đồng thường giảm mòn đế, lớp giữa mềm để êm chân và giảm phản lực.

Thường giày có 3 dạng cổ: thấp, vừa và cao. Đối với cổ vừa và cao có phần thêm phần móc dây giày giúp bảo vệ cổ và mắt cá chân. Bạn tham khảo bài viết lựa chọn giày phù hợp. 

TẠI SAO CẦN THẮT DÂY GIÀY ĐÚNG

Giúp ôm chân bạn thoải mái và bảo vệ những vùng dễ bị tổn thương hoặc quá chặt làm khó chịu chân. Nhưng thường mọi người sẽ thắt dây lỏng và thắt không cứng hay bị xút dây giày, việc đó dễ gặp vấn đề cho bàn chân của bạn như lật sơ mi, chân cạ vào giày làm phồng rộp hay cấn ngón chân.

Nên mình tìm hiểu một số cách thắt để mọi người tham khảo. 

Việc thắt dây giày đúng cách sẽ giúp bạn đi trekking thoải mái hơn.

NÚT NGOẠI KHOA 

Phương pháp này chỉ phù hợp cho giày cổ vừa và cổ cao.

Khi phần gót chân bạn bị trượt hoặc phần mu bàn chân bạn bị rộng, nút này sẽ giúp ôm chân bạn lại. Việc trượt gót chân sẽ gây cảm giác không bám đường, trơn trượt khả năng lật sơ-mi, …

  • Kéo chặt dây giày để ôm phần mu bàn chân.
  •  Phần dây ngay cổ chân trước khi chuyển lên phần móc dây, xoắn dây giày 3 lần (nút phẫu thuật)
  • Tới chỗ móc dây kế cũng xoắn dây giày 3 lần, nhớ kéo chặt dây để giày ôm chân.
  • Khi cột dây giày cũng xoắn 2 dây lại trước khi cột dây cuối cùng.

BUỘC CỬA SỔ

Phương pháp này có thể sử dụng cho 3 loại cổ.

Nó giúp không bị bó quá phần mu bàn chân, nếu bạn cột lỏng dây để không bó phần mu thì phần cổ chân sẽ lỏng. Cách cột dây này còn gọi dây buộc hộp (box lacing).

Có thể kết hợp với nút phẫu thuật ở bên dưới và bên trên để giữ ấm.

  • ở vị trí mu bàn chân sẽ không đan chéo dây mà 2 dây 2 bên lên thẳng.

BUỘC THOẢI MÁI NGÓN CHÂN

Thường sử dụng khi ngón chân bị thương. Và bàn chân người Việt hơi bè ra, nên đa phần các giày sẽ ép ngón chân lại, khi di chuyển sẽ cạ vào nhau làm đau. Hoặc giày không rộng làm ngón chân đè tới mũi giày.

Nó giúp giữ ngón chân thoải mái.

  • Nó đơn giản bỏ bớt móc đầu tiên không cần cột.

Có thể kết hợp nhiều loại cột dây giày khác nhau. Bên dưới mình sưu tầm một số hình cột dây để các bạn tham khảo.

LƯU Ý: HÃY CHỌN ĐÔI GIÀY VỪA CHÂN VÀ PHÙ HỢP CẤU TẠO BÀN CHÂN CỦA BẠN, PHƯƠNG PHÁP NÀY CHỈ HỖ TRỢ NHƯNG NHẤT THIẾT PHẢI NHỚ.

Nguồn: REI + sưu tầm được dịch và viết lại bởi Mây Adventure

Liên hệ  Mây Adventure để tư vấn về giày và vật đụng trekking.

Thông tin tour: Các tour trekking nhà Mây 
Page:       Mây Adventure 
Mail:         [email protected]
Hotline:   (+84) 853.225.711 – (+84) 365.958.968